Trở về trang đầu »
tintuc
» Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên
Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên
Một nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam đang kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị bắt hôm 14/10 vừa qua.
Lá thư đề ngày 30/10, hiện đang được thu thập chữ ký trước khi chính thức chuyển tới Văn phòng Chủ tịch nước, cũng yêu cầu có giải thích công khai "về sự kiện bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM".
Được biết, lá thư kiến nghị này hiện đã có khoảng 100 người tham gia, trong đó có những tên tuổi trí thức quen thuộc, được nhiều người biết đến, như Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...
Người chấp bút bản kiến nghị nói rõ nó được thảo ra "tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20/10/2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên".
Chừng 100 sinh viên đồng môn của Nguyễn Phương Uyên trước đó đã gửi thư cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch Sang về việc mà họ gọi là sinh viên này 'mất tích'. Sau đó vài ngày, công an mới thông báo cho gia đình Phương Uyên là em đã bị bắt vì cáo buộc Tuyên truyền chống Nhà nước.
'Bức xúc'
Thư kiến nghị của các vị trí thức cho hay họ "hết sức bức xúc" trước tin sinh viên Phương Uyên bị bắt, mà lý do họ cho là "xuất phát từ lòng yêu nước của tuổi trẻ".
"Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ," lá thư viết.
"Nếu do thiếu kinh nghiệm đường đời, cháu có thể có hành vi nào đó công an cho là phạm pháp luật, thì liệu có nên bắt giam và hành hạ cháu như thế, cũng như từng đã ứng xử với những tuổi trẻ yêu nước khác đang bị bắt giam như vậy không?"
Các trí thức nhắc lại điều mà cũng chính họ đã ghi trong các thư ngỏ và kiến nghị lên lãnh đạo Việt Nam trước đây, yêu cầu "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ".
Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang "có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào".
Mạnh mẽ hơn, lá thư này còn đòi trả tự do cho Phương Uyên sớm được về với gia đình và trường học, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Sang "xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết".
Trong khi đó, BBC được tin lá thư cầu cứu khẩn cấp từ các bạn học của Nguyễn Phương Uyên gửi lên ông Trương Tấn Sang 10 ngày trước "vẫn chưa có phản hồi".
Một bạn học cùng trường, đề nghị giấu tên, nói tới sáng thứ Ba 30/10 các em mới được nhà trường thông báo chính thức về việc Phương Uyên bị bắt.
Theo BBC
Bắt giam và hành hạ là 2 ngôn từ hoàn toàn khác biệt nhau, song thấy cứ ai bị bắt giam thì những bài báo này lại cho đính kèm thêm chữ hành hạ, như vậy có gọi là khách quan hay không. Ngay cách dùng ngôn từ đó đã thấy một cái nhìn khá thành kiến đối với nhà cầm quyền, cho nên cho dù đó không phải là một thanh niên hay tội có rành rành thì thế nào Đang cũng bị mang ra chỉ trích thôi.
Trả lờiXóaÝ thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là điều đúng, đáng để tuyên dương, nhưng hành động phải đi đôi với suy nghĩ. Phải suy nghĩ xem những hành động của mình có mang lợi ích thật sự không đã, những hành động bồng bột của em Phương Uyên thật sự có đánh động được phía giặc Tàu không? Hay khi nhiều người cũng hưởng ứng như vậy thì có chống được họ không, hay hậu quả chủ yếu lại là sự rổn ren trong xã hội, gián đoạn sự phát triển ổn định hiện nay. Ở đây nhất thiết cần một hành động răn đe, nhưng có khoan thai để cảnh tỉnh sự nông nổi của tuổi đôi mươi.
Mua o DLB bi chui te tua chay qua day mua . Dung y choc
Xóa